Nổi mề đay có thể xảy ra ở mọi đối tượng, gây ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh thường xuyên tái phát, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng bệnh nổi mề đay sẽ giúp bạn có được hướng điều trị kịp thời.
Vì sao bạn thường xuyên bị nổi mề đay?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, Bệnh nổi mề đay xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng phần lớn, các trường hợp nổi mề đay đều liên quan đến một số yếu tố sau:
- Do dị ứng thực phẩm: Nổi Mề đay có thể xuất hiện khi bạn ăn phải những thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản có vỏ, trứng, sữa, đậu phộng và nhất là những thực phảm giàu protein.
- Do thuốc: Một số người do mẫn cảm với một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc kháng sinh, giảm đau, Aspirin, Penicillin,…dẫn đến Bệnh nổi mề đay
- Do di truyền: Theo các nghiên cứu thì những người có người thân mắc bệnh mề đay thì tỷ lệ người đó mắc bệnh sẽ cao gấp 2 lần so với những người bình thường.
- Do côn trùng cắn: Đây có thể xem là nguyên nhân khiến nổi mề đay mà ít ai ngờ tới. Tuy nhiên, nọc độc của các loại côn trùng như: nhện, ong, rết,..cũng có thể gây kích ứng khiến bạn nổi mề đay.
- Do bệnh lý: Khi bạn mắc phải các bệnh lý như: Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, bệnh thận mãn tính, viêm khớp dạng thấp….có thể gây nổi mề đay do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể.
- Do các chất hóa học: Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, các chất phụ gia thực phẩm, thuốc nhuộm tóc, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng,…sẽ làm tăng nguy cơ bị Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.
Nhận biết bệnh nổi mề đay như thế nào?
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà các triệu chứng bệnh nổi mề đay sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung bệnh có những triệu chứng dưới đây:
Nổi mẩn đỏ, sần phù: Trên da của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ thường không đều màu và có kích thước khác nhau. Lúc đầu chúng chỉ mọc ở một vùng, sau đó lan ra toàn thân.
Ngứa: Người bị bệnh mề đay bắt đầu xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng ran khó chịu. Càng về đem cơ ngứa càng dữ dội, nếu gãi nhiều da có thể bị bong tróc và chảy máu.
Xuất hiện mụn nước: Tại một số vị trí trên cơ thể sẽ xuất hiện những mụn nước li ti, khi chúng vỡ ra sẽ lây lan sang những vùng da xung quanh.
Khó thở: Khi bệnh mề đay tiến triển nặng sẽ gây khó thở và kèm theo các biểu hiện như: sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, sưng phù ở môi, mắt,…
Nhiễm trùng: Việc gãi quá nhiều dẫn đến da bị tổn thương, nếu không được điều trị đúng cách sẽ dãn đến nhiễm trùng da và thậm chí là hoại tử. Lúc này bệnh mề đay đã trở nên nghiêm trọng.
Những phương pháp điều trị bệnh mề đay phổ biến hiện nay
Phương pháp không dùng thuốc
Không dùng thuốc là phương pháp chữa bệnh mề đay được nhiều người hướng tới bởi phương pháp này đơn giản, ít tốn kém và rất an toàn.
Với phương pháp này người bệnh cần kiên trì trong nhiều ngày và kiêng cữ phù hợp.
Hơn nữa cũng chỉ phù hợp với những người bị mề đay nhẹ, bệnh mới khởi phát hoặc người bệnh có sức khỏe tốt.
Chữa bệnh mề đay bằng thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y được sử dụng để điều trị bệnh mề đay thường có tác dụng giảm ngứa, nổi mẩn và kháng viêm.
Thuốc thường kê để trị mề đay có thể kể đến như: Thuốc kháng Histamin, thuốc Corticoid và thuốc bôi ngoài da, chống mẫn cảm,…
Lưu ý: Người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc lạm dụng vì thuốc tây y có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến gan và thận của bệnh nhân.
Chữa bệnh mề đay bằng thuốc nam
Khi bị bệnh, người bệnh có thể chữa bệnh mề đay bằng thuốc nam, những bài thuốc nam điển hình có thể sử dụng là: Bài thuốc từ lá khế, ngải cứu, gừng, nha đam, mướp đắng,…
Song thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể điều trị tân gốc căn bệnh, khi bệnh tái phát sẽ càng khó điều trị hơn.
Trước khi có ý định điều trị bệnh tại nhà bằng bài thuốc nam, bệnh nhân cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể, tránh trường hợp sử dụng sai liều lượng và sai phương pháp.
Phương pháp điều trị bệnh mề đay bằng đông y
Đông y là phương pháp chữa bệnh mề đay hiệu quả có từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm lịch sử và tồn tại cho đến ngày nay.
Đối với đông y, nguyên nhân gây bệnh mề đay chủ yếu là do phong hàn nhiệt xâm nhập, can huyết nhiệt nóng trong, từ đó gây ra mất cân bằng cơ thể.
Do đó để điều trị bệnh mề đay từ tận gốc thì cần chữa trị từ tận căn nguyên, phục hồi chức năng ngũ tạng, bồi bổ cơ thể và tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát.
- Phương pháp đông y sử dụng các vị thuốc từ tự nhiên, không chất bảo quản, lành tính và vô cùng an toàn.
- Các bài thuốc đều được gia giảm phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.
- Người bệnh có thể sử dụng thuốc đông y trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng đến gan, thận hay tác dụng phụ.
- Thuốc đông y có khả năng trị bệnh từ tận gốc, hạn chế tái bệnh rất hiệu quả.
- Ngoài đẩy lùi các triệu chứng của bệnh mề đay, phương pháp này còn có khả năng bồi bổ dưỡng chất, tăng cường sức khỏe, giúp da mềm mịn từ tận bên trong.
- Tiết kiệm chi phí chữa trị, bệnh nhân không cần nằm viện hay đi lại tái khám nhiều lần.
- Hiện nay một số bài thuốc đã được điều chế dưới dạng viên nén, cách sử dụng dễ dàng, phù hợp cho bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Không chỉ sử dụng thuốc uống, đối với một số trường hợp sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ sử dụng thêm thuốc bôi ngoài da có các thành phần từ tự nhiên, nhằm tác động kép giúp đẩy lùi bệnh mề đay nhanh chóng hơn.
- Loại bỏ nhanh các cơn ngứa và tình trạng sưng đau.
- Tái tạo da, ngăn chặn viêm nhiễm.
- Làm mềm da, hạn chế bệnh lây lan rộng.
- Giúp da hồi phục và không để lại sẹo trên da.
Lưu ý: Để phương pháp này mang lại tác dụng trị bệnh tốt nhất thì người bệnh cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị theo liệu trình phù hợp. Tránh tự ý sử dụng thuốc tại nhà và không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cũng chính vì các lý do trên, Phòng khám Nam Phương đã lựa chọn đông y là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân mề đay để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh dó chúng tôi còn kết hợp các loại thuốc bôi đặc chế riêng được chiết xuất từ các loại thảo dược nhầm đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo vùng da bị mề đay.